Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn thường sống trong ruột người và động vật. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn E.coli đặc biệt vi khuẩn E.coli O157:H7, có thể gây nhiễm trùng đường ruột. E.coli O157:H7 và các chủng gây bệnh đường ruột khác được gọi là E.coli (STEC) .
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột bao gồm: Tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu, mất nước hoặc thậm chí là suy thận.
Những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng này.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột đều do thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm gây ra. Chuẩn bị thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và vệ sinh cơ thể tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Hầu hết các trường hợp nhiễm E.coli đường ruột có thể điều trị tại nhà. Các triệu chứng thường hết trong vòng vài ngày đến một tuần.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn E.coli:
Các triệu chứng thường bắt đầu từ một đến mười ngày sau khi bạn bị nhiễm E.coli. Điều này được gọi là thời gian ủ bệnh. Một khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường kéo dài khoảng năm đến mười ngày.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
+ Đau bụng;
+ Tiêu chảy đột ngột, đi cầu lỏng và đôi khi phân có máu;
+ Sốt.
Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần.
Các triệu chứng của nhiễm trùng E.coli nặng có thể bao gồm:
+ Mất nước;
+ Da nhợt nhạt;
Bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu bạn hoặc người thân gặp bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào.
Nguyên nhân gây nhiễm E.coli:
Người và động vật thường có một số E.coli trong ruột. Nhưng có một số chủng gây nhiễm trùng. Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn theo nhiều cách.
Xử lý thực phẩm không đúng cách:
Cho dù thực phẩm được chuẩn bị ở nhà hay trong một nhà hàng hoặc trong một cửa hàng tạp hóa, việc xử lý và chuẩn bị không an toàn có thể gây ô nhiễm. Nguyên nhân phổ biến của ngộ độc thực phẩm bao gồm:
+ Không rửa tay trước khi ăn;
+ Sử dụng đồ dùng của người bệnh không được vệ sinh sạch có thể sẽ gây nhiễm chéo;
+ Tiêu thụ các sản phẩm sữa hoặc thực phẩm có chứ mayonnaise đã bị bỏ quá lâu;
+ Tiêu thụ thực phẩm chưa được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp;
+ Tiêu thụ các loại thực phẩm không nấu chín đến đúng nhiệt độ hoặc thời gian, đặc biệt là thịt và gia cầm;
+ Tiêu thụ sản phẩm thủy sản sống;
+ Uống sữa chưa tiệt trùng;
+ Tiêu thụ sản phẩm sống chưa được rửa sạch.
Chế biến thức ăn:
+ Trong quá trình giết mổ gia súc và gia cẩm có thể lây vi khuẩn từ ruột của động vật;
+ Nước nhiễm bẩn;
+ Vệ sinh kém có thể làm cho nước chứa vi khuẩn từ chất thải của người hoặc động vật. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường ruột do uống nước bị nhiễm vi khuẩn hoặc bơi lội trong đó.
Người sang người:
+ E.coli có thể lây lan khi người nhiễm bệnh không rửa tay sau khi đi tiêu. Vi khuẩn sau đó lây lan khi người bệnh chạm vào ai đó hoặc thứ gì đó khác, như thức ăn. Trường học hoặc cơ sở giữ trẻ đặc biệt dễ bị lây từ người sang người.
Động vật:
+ Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê và cừu, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Bất cứ ai chạm vào động vật hoặc làm việc trong môi trường có động vật nên rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm E.coli:
Trong khi bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm E.coli, một số người có nguy cơ cao hơn những người khác. Một số yếu tố gây nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:
+ Tuổi: Người lớn tuổi và trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng hơn do E.coli;
+ Một hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người bị suy yếu hệ miễn dịch dễ bị nhiễm E.coli;
+ Mức acid dạ dày thấp: Các loại thuốc dùng để giảm mức axit trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm E.coli;
+Một số loại thực phẩm: Uống sữa hoặc nước trái cây không tiệt trùng và ăn thịt chưa nấu chín có thể làm tăng nguy có bị nhiễm E.coli.
Nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến mất nước và các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy thận và đôi khi tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.
+ Sẽ không tốt khi người bệnh bị tiêu chảy quá bốn ngày hoặc hai ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhở;
+ Bạn bị sốt tiêu chảy;
+ Có mủ hoặc máu trong phân khi đi vệ sinh;
+ Tình trạng mất nước;
+ Nôn nữa diễn ra quá mười hai giờ. Đối với trẻ em dưới ba tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được chữa trị kịp thời.
Cách điều trị nhiễm E.coli:
+ Trong tất cả các trường hợp, chăm sóc tại nhà là tất cả những gì cần thiết để điều trị E.coli. Uống nhiều nước, nghỉ nghơi nhiều và theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng và hãy đến các trạm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
+ Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc sốt cao. Bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc chống tiêu chảy. Đối với trẻ em bạn nên đưa trẻ đến các bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể nhất.
+ Nếu cơ thể bạn mất nước thì bạn nên đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để các bác sĩ hay y tá truyền nước.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều cải thiện sức khỏe trong vòng từ năm đến bảy ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng và khỏe hoàn toàn.
Cách phòng ngừa nhiễm E.coli:
Thực hành hành vi ăn chín uống sôi và ăn uống an toàn có thể làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường ruột E.coli.
+ Rửa rau thật kỹ và bạn nên ngâm ít muối khi rửa rau;
+ Tránh lây nhiễm chéo bằng cách sử dụng đồ dùng sạch;
+ Giữ thịt sống cách xa thực phẩm khác và tránh các vật dụng sạch khác;
+ Chỉ uống các sản phẩm sữa tiệt trùng;
+ Không chuẩn bị thức ăn nếu bạn bị tiêu chảy.
Bạn cũng nên đảm bảo rằng thịt được nấu đúng cách. Và lưu trữ thịt gia súc, gia cầm đúng nhiệt dộ quy định
Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa nhiễm E.coli là thường xuyên rửa tay. Bạn nên rửa tay trước khi ăn và đặc biệt sau khi chạm vào động vật.
Tác giả: Trung tâm Karofi Miền Nam
Nguồn: Internet